Bệnh Phong Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị tại TPHCM

Bệnh phong ngứa hiện nay không còn xa lạ với nhiều người. Đây là tình trạng dị ứng của cơ địa với các tác nhân bên ngoài, gây ra sự khó chịu đáng kể. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh phong ngứa thường không đặc trưng và có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách nhận biết, mời mọi người đọc bài viết dưới đây!

Bệnh phong ngứa là gì?

Bệnh phong ngứa hay còn gọi là mề đay, là một dạng phản ứng dị ứng da phổ biến, gây ra các vết sưng tấy, mẩn đỏ ngứa ngáy trên da. Các mảng da này có thể nổi lên đột ngột và biến mất nhanh chóng, hoặc có thể tồn tại trong vài giờ hoặc vài ngày.

Mề đay có thể xảy ra với mọi người, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, và những người có làn da hoặc cơ địa nhạy cảm.

Bệnh phong ngứa hay còn gọi là mề đay

Mề đay dị ứng da gây ngứa và sưng tấy

Bệnh phong ngứa thường được chia thành hai giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn cấp tính: Các nốt đỏ mẩn ngứa xuất hiện ít và chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, sau đó tự biến mất.

- Giai đoạn mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài hơn 6 tuần, các triệu chứng trở nên nặng hơn và có thể tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa (mề đay)

Nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh phong ngứa có thể đa dạng, bao gồm:

• Biến động đột ngột trong thời tiết.
• Người thân trong gia đình mắc bệnh.
• Dị ứng với thực phẩm.
• Sử dụng một số loại thuốc.
• Tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông động vật.
• Bị nhiễm trùng như viêm gan B hay C.
• Suy yếu hệ miễn dịch và thay đổi hormone.
• Suy giảm chức năng gan và tích tụ độc tố.
• Bị đốt bởi côn trùng.
• Nhiễm ký sinh trùng.
• Rối loạn tự miễn và các bệnh khác như tuyến giáp, tiểu đường.

Triệu chứng của bệnh phong ngứa 

» Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, có thể là các nốt riêng lẻ hoặc tập trung thành từng mảng có màu hồng, đỏ hoặc trắng.

» Ban đầu, các nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở một vùng da cụ thể như cánh tay, cổ, đùi, ngực, nhưng sau đó có thể lan rộng khắp toàn bộ cơ thể.

» Da thường có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, và cảm giác này có thể trở nên dữ dội hơn theo thời gian. Cơn ngứa thường nặng hơn vào buổi tối hoặc buổi chiều, đặc biệt khi có gió lạnh.

Triệu chứng bệnh phong ngứa

Triệu chứng bệnh phong ngứa​

» Da của người bệnh có thể trở nên khô và bong tróc.

» Vùng da bị tổn thương có thể trở nên sưng nóng và đau rát. Trong trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện phồng rộp, nổi mụn nước. Một số trường hợp còn có thể gặp hiện tượng khó thở, tụt huyết áp, phù mí mắt hoặc môi,...

» Các triệu chứng khác có thể kèm theo như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ hoặc sụt cân.

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không và khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh phong ngứa thường không nguy hiểm và tự khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mề đay có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần lưu ý và gặp bác sĩ kịp thời nếu gặp các dấu hiệu sau:

- Khó thở, sưng phù mặt hoặc cổ họng, chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng dữ dội.

- Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng với thuốc, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

- Mề đay mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần) có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và cần được điều trị bởi bác sĩ.

- Nếu bạn bị mề đay tái phát thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

- Mề đay kèm theo sốt, ớn lạnh hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không?

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả

Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, việc điều trị bệnh phong ngứa đã trở nên an toàn và hiệu quả tại Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Đến phòng khám này, người bệnh sẽ được các bác sĩ thực hiện các bước chẩn đoán bệnh để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như xác định nguyên nhân gây ra bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

- Khám lâm sàng: Dựa vào tình trạng của các nốt mẩn, mức độ ngứa để chẩn đoán bệnh.

- Test tẩy da: Giúp xác định nguyên nhân gây ra bệnh.

- Xét nghiệm Panel dị ứng: Kiểm tra máu để xác định các dị ứng có thể gây ra bệnh.

- Test huyết thanh: Áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài từ 6 tuần trở lên.

- Test thử thách thuốc.

- Xét nghiệm máu và nước tiểu.

Các phương pháp điều trị bệnh phong ngứa:

- Điều trị triệu chứng dị ứng: Sử dụng nhóm thuốc kháng histamin để giảm nhẹ các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, khó thở.

- Điều trị viêm: Trong trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là vi khuẩn hoặc virus, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus để giảm triệu chứng viêm. Sự sử dụng thuốc nên được giám sát và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, các bác sĩ da liễu tại Phòng khám Đa khoa Tháng Tám cung cấp một số biện pháp hữu ích khi đối mặt với tình trạng bệnh mề đay như sau:

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Nếu biết được nguyên nhân gây ra dị ứng, hãy tránh xa chúng. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với một loại thức ăn, hãy tránh tiêu thụ nó. Nếu bạn phản ứng với phấn hoa, hãy giảm tiếp xúc với môi trường ngoài trời vào những ngày có nhiều phấn hoa.

Áp dụng các biện pháp giảm ngứa khác:

- Chườm mát: Dùng nước mát chườm lên vùng da bị mề đay có thể giảm ngứa và sưng tấy.

- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp giảm ngứa và làm dịu cơ thể.

- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát, có thể làm tăng cảm giác ngứa.

- Để giảm căng thẳng và ngăn chặn tình trạng mề đay, bạn có thể thực hiện các hoạt động giảm stress như tập thể dục, yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp thêm về bệnh phong ngứa, mọi người có thể liên hệ qua số hotline 0287 300 0666 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ thêm. Chúng tôi luôn sẵn lòng để đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe và giải đáp mọi thắc mắc.

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]