Các bệnh xã hội thường gặp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh
Bệnh xã hội là một "sát thủ" thầm lặng, có thể cướp đi sinh mạng của người mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh, mà còn có thể lây lan sang người khác, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Tìm hiểu rõ về các bệnh xã hội thường gặp chính là cách để bảo vệ cơ thể và sức khoẻ về lâu dài.
Bệnh xã hội là gì?
Bệnh xã hội là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và tinh thần của người mắc bệnh.
Các bệnh xã hội thường gặp hiện nay bao gồm: lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, rận mu,... Để phòng tránh bệnh xã hội, cần quan hệ tình dục an toàn, khám sức khỏe định kỳ, không sử dụng chung bơm kim tiêm, đồ dùng cá nhân với người khác.
Xem thêm: Tư vấn bệnh xã hội- Tổng đài tư vấn online 24/7
Con đường lây lan chủ yếu của các bệnh xã hội thường gặp
Các bệnh xã hội thường gặp chủ yếu lây truyền thông qua những con đường phổ biến sau:
- Đường quan hệ tình dục: Con đường chủ yếu để bệnh xã hội lây truyền là tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, máu hoặc các vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bị nhiễm virus/vi khuẩn. Những hình thức quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng, đều mang theo nguy cơ truyền nhiễm bệnh xã hội.
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh xã hội
- Lây lan thông qua dịch tiết: Là con đường lây lan gián tiếp, xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dịch tiết hoặc các vết thương hở của người bệnh thông qua các đồ dùng cá nhân của người bệnh, chẳng hạn như: Khăn mặt, Chăn, ga, gối, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,...
- Đường máu: Các bệnh xã hội này đều có thể lây qua tiếp xúc với máu của người bệnh, chẳng hạn như khi sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu, hoặc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.
- Từ mẹ sang con: Một số bệnh xã hội có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.
Các bệnh xã hội thường gặp gây nguy hại đến sức khỏe
Nhiều năm trở lại đây, số lượng ca mắc bệnh xã hội ngày càng gia tăng, tập trung vào những bệnh lý phổ biến sau:
- Sùi mào gà: Là một loại bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, gây ra bởi virus HPV. Triệu chứng của bệnh phổ biến là xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mọc thành đám, có hình dáng giống mào gà hoặc súp lơ, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và cổ họng.
- Mụn rộp sinh dục: Các bệnh xã hội thường gặp không thể bỏ qua mụn rộp sinh dục. Cách để nhận biết bệnh là vùng sinh dục, hậu môn, miệng,... nổi các mụn nước li ti, mọc riêng lẻ hoặc kết thành từng đám. Những nốt mụn này mỏng, dễ vỡ và gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu khu vực bị vỡ.
- Bệnh lậu: Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh biểu nhận biết bệnh là tiểu buốt, tiểu rắt, chảy mủ ở bộ phận sinh dục,... Ở nam giới, các triệu chứng thường xuất hiện sau 2 đến 7 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ở nữ giới sẽ có biểu hiện đầu tiên sau 10 đến 20 ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, và đau bụng dưới.
Các bệnh xã hội thường gặp
- Giang mai: Là bệnh thuộc nhóm các bệnh xã hội thường gặp do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh có thể biểu hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn thứ hai, và giai đoạn tiềm ẩn. Triệu chứng điển hình là xuất hiện săng giang mai, một vết loét nhỏ, không đau, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng, hoặc hậu môn. Sau 2 đến 12 tuần thì săng biến mất, thay bằng phát ban da, sưng hạch bạch huyết, rụng tóc, đau đầu, và mệt mỏi. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
- Rận mu: Rận mu là một loại ký sinh trùng nhỏ, hút máu người sống ở lông mu. Rận mu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung quần áo, chăn ga gối đệm,... Triệu chứng điển hình của bệnh rận mu là ngứa ngáy dữ dội ở vùng lông mu. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các đốm nhỏ màu đỏ hoặc đen trên lông mu, đó là trứng rận mu.
Thăm khám và xét nghiệm bệnh xã hội hay gặp
Bạn nên thăm khám và xét nghiệm để phát hiện các bệnh xã hội thường gặp sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc cơ thể có dấu hiệu bất thường.
1. Thăm khám bệnh xã hội
Thăm khám bệnh xã hội là việc khám sức khỏe tổng quát, tập trung vào các bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn,... để phát hiện các dấu hiệu của bệnh xã hội. Các bước thăm khám bệnh xã hội:
- Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, các triệu chứng đang gặp phải, và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh xã hội.
- Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, bao gồm khám bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn,...
- Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh xã hội.
Thăm khám và xét nghiệm bệnh xã hội
2. Xét nghiệm bệnh xã hội
Xét nghiệm bệnh xã hội là việc lấy mẫu bệnh phẩm từ cơ thể người bệnh để tìm kiếm mầm bệnh. Các loại xét nghiệm bệnh xã hội hay gặp là:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán các bệnh xã hội do vi khuẩn, virus gây ra, chẳng hạn như giang mai, lậu, HIV,...
- Xét nghiệm dịch tiết: Xét nghiệm dịch tiết là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh xã hội do virus, vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,...
- Xét nghiệm tế bào: Xét nghiệm tế bào là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh xã hội do virus gây ra, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung,...
Xem thêm: Tổng đài tư vấn bệnh xã hội - Dịch vụ tư vấn online hiệu quả
Cách phòng tránh các bệnh xã hội thường gặp
Bạn có thể phòng tránh các bệnh xã hội phổ biến bằng cách ứng dụng những phương pháp sau:
- Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục: Đây là biện pháp phòng tránh bệnh xã hội hiệu quả nhất. Bao cao su giúp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa dịch tiết của người bệnh và người lành.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh xã hội, ngay cả khi bệnh không có triệu chứng.
- Không quan hệ tình dục với người lạ: Quan hệ tình dục với người lạ là một trong những nguy cơ cao nhất lây nhiễm bệnh xã hội. Do đó nên chung thuỷ đời sống tình dục 1 - 1, không nên có nhiều bạn tình.
Chủ động dùng bao cao su để phòng tránh bệnh xã hội
- Tránh tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Các bệnh xã hội có thể lây truyền qua tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh nên bạn hạn chế tiếp xúc với vết thương hở của người khác.
- Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh: Hiện nay, có một số loại vắc-xin phòng bệnh xã hội, chẳng hạn như vắc-xin phòng HPV,...
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
- Nâng cao nhận thức về sức khỏe: Nâng cao nhận thức về sức khỏe giúp mọi người hiểu rõ về các bệnh xã hội và cách phòng tránh.
Địa chỉ thăm khám bệnh xã hội an toàn - uy tín
Bạn đang có nhu cầu thăm khám và kiểm tra xem có đang mắc bệnh xã hội hay không, có thể tìm đến ngay Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ chữa trị nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm hiệu quả thời gian và chi phí.
Tổng kết
Các bệnh xã hội thường gặp đã được giới thiệu tại bài viết trên. Chủ động nắm bắt thông tin và có nhận thức về những bệnh lý này chính là cách bảo vệ tốt sức khoẻ và cơ thể. Nếu muốn biết thêm thông tin gì về bệnh xã hội hay về các phương pháp khám bệnh xã hội hiện nay, vui lòng liên hệ hotline 028 7300 0666 hoặc nhấp vào khung chat để được tư vấn miễn phí.