Bệnh giang mai qua từng giai đoạn: Triệu chứng nhận biết nhanh nhất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 12 triệu người mắc bệnh giang mai. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng đến giai đoạn biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây bệnh giang mai qua từng giai đoạn để nhận biết bệnh sớm cũng như có biện pháp chữa trị phù hợp. 

Giang mai là gì và bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Giang mai có nhiều biểu hiện cụ thể qua từng thời điểm và người bệnh có thể nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn cụ thể như:

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của giang mai còn được gọi là giang mai sơ cấp. Giai đoạn này thường bắt đầu từ 1 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema pallidum. Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn 1 bao gồm: Một vết loét nhỏ, không đau ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn, vết loét thường cứng, tròn, có màu đỏ hoặc hồng và có thể tự khỏi trong vòng 3 đến 6 tuần.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của giang mai còn được gọi là giang mai thứ phát. Giai đoạn này thường bắt đầu từ 2 đến 12 tuần sau khi xuất hiện vết loét. Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn 2 bao gồm: Phát ban trên da, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, niêm mạc sinh dục, phát ban thường không ngứa và có thể tự khỏi trong vòng 3 đến 6 tuần. Các triệu chứng khác bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,...

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn tiềm ẩn của giang mai là giai đoạn mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời. Tuy nhiên, xoắn khuẩn Treponema pallidum vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể lây truyền cho người khác.

Giai đoạn 3

Bệnh giang mai phát triển như thế nào tại giai đoạn 3? Giai đoạn 3 của giang mai còn được gọi là giang mai muộn. Giai đoạn này thường bắt đầu từ 10 đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, giang mai sẽ gây tổn thương tim mạch, thần kinh, não, viêm màng não, gây mù lòa, thậm chí tử vong. 

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu giang mai cùng bác sĩ

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn lây lan như thế nào?

Quá trình bệnh giang mai có thể kéo dài nhiều năm và gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần cũng như tính mạng của người bệnh. Đây là một bệnh xã hội phổ biến với những con đường lây lan thường gặp mà mọi người không nên chủ quan như:

- Đường tình dục không an toàn: Chiếm tới hơn 80% trường hợp mắc giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trên da hoặc niêm mạc của người bệnh. Vết loét giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Sau khi xoắn khuẩn thâm nhập vào cơ thể, bệnh giang mai qua từng giai đoạn sẽ bộc phát và có biểu hiện cụ thể ra ngoài. 

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Đường máu: Điều này có thể xảy ra khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh, chẳng hạn như khi sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ y tế chưa được khử trùng.

Từ mẹ sang con: Giang mai cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể truyền sang thai nhi qua nhau thai. Điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, thậm chí tử vong. 

Xem thêmVi khuẩn gây bệnh giang mai và những mối nguy hiểm tiềm tàng

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn có biến chứng như thế nào?

Giang mai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Các biến chứng thường gặp của bệnh là:

Ảnh hưởng tâm lý: Giang mai có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm, tự ti, và rối loạn lo âu. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Suy giảm khả năng tình dục: Giang mai thường tác động trực tiếp đến khả năng tình dục, chẳng hạn như rối loạn cương dương, rối loạn chức năng tình dục nữ, và đau khi quan hệ tình dục. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến “chuyện chăn gối’’ của người bệnh.

Biến chứng bệnh giang mai

Lây lan cho người khác: Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể lây bệnh cho người khác qua quan hệ tình dục.

Vô sinh hiếm muộn: Xoắn khuẩn giang mai sẽ gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, chẳng hạn như vô sinh ở nam giới và nữ giới. 

Tử vong: Giang mai kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như viêm màng não, viêm não, và suy tim,...

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn thăm khám như thế nào?

Giang mai thường trải qua nhiều thời kỳ phát bệnh. Do đó, bệnh giang mai qua từng giai đoạn sẽ được thăm khám theo các hình thức sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ khám tổng quát cơ thể và vùng sinh dục của người bệnh để tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai, chẳng hạn như: Vết loét giang mai, phát ban, sưng hạch bạch huyết,...

Thăm khám và xét nghiệm bệnh giang mai

Thăm khám và xét nghiệm bệnh giang mai

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp chính để chẩn đoán giang mai. Có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau có thể được sử dụng để chẩn đoán giang mai, bao gồm:

Xét nghiệm kháng thể treponemal: Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể chống lại xoắn khuẩn Treponema pallidum, vi khuẩn gây ra bệnh giang mai.

Xét nghiệm kháng thể nontreponemal: Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể chống lại các chất do xoắn khuẩn Treponema pallidum sản sinh ra.

Xét nghiệm dịch tiết

Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc giang mai giai đoạn 1, họ có thể lấy dịch tiết từ vết loét giang mai để xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán giang mai giai đoạn 1 khi xét nghiệm máu âm tính.

Xem thêm: Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai bao nhiêu tiền?

Phương pháp điều trị giang mai

Để được điều trị giang mai nhanh chóng và hiệu quả, mọi người nên di chuyển ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh giang mai qua từng giai đoạn để đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp. 

Phòng khám chuyên trị giang mai uy tín

Giang mai có thể được trị liệu bằng thuốc trong trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Trường hợp giang mai đã tiến triển nặng sẽ được can thiệp bằng công nghệ cân bằng miễn dịch. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị nhanh, không gây đau, không tổn thương bộ phận sinh dục. Tỉ lệ khỏi bệnh lên đến 98% và hạn chế tối đa khả năng bệnh tái lặp lại. 

Tại TPHCM, địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị giang mai an toàn, kín đáo được nhiều bệnh tin tưởng lựa chọn là Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Đa khoa giúp hàng nghìn người bệnh phát hiện bệnh giang mai qua từng giai đoạn bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, công nghệ kỹ thuật hiện đại, phương pháp chữa bệnh tiên tiến. Đặc biệt, mọi thông tin cá nhân của người bệnh khi thăm khám tại đây đều được bảo mật kín đáo và an toàn. 

Tổng kết

Bệnh giang mai qua từng giai đoạn có thể được nhận biết sớm nếu bạn chủ động quan sát và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ. Chủ động bảo vệ bản thân khỏi giang mai chính là cách để bảo vệ toàn diện cơ thể về lâu dài cũng như bảo vệ những người thân yêu xung quanh chúng ta. 

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]